Rác thải sinh hoạt là gì? Phân loại rác thải trong sinh hoạt thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn về rác thải trong sinh hoạt để chủ động hơn trong phân loại. Bởi lẽ, phân loại rác giúp chúng ta bảo vệ môi trường. Ngoài ra, có thể tận dụng rác thải sinh hoạt để tái chế phục vụ các mục đích khác nhau.
Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt – thuật ngữ dùng để chỉ rác thải trong sinh hoạt thải ra ngoài. Bao gồm tất cả mọi thế mà bạn không có nhu cầu sử dụng đến có ý định vứt bỏ. Rác, chất thải sinh hoạt có thể ở nhiều dạng khác nhau gồm:
- Rác thải rắn;
- Khí thải;
- Nước thải;
Rác thải trong sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Do đó hiểu được rác, chất thải sinh hoạt là gì giúp bạn có thể chủ động trong phân loại rác.
Phân loại rác thải sinh hoạt
Có thể thấy rằng, chất thải sinh hoạt có nhiều loại khác nhau. Để chủ động trong việc tái chế và sử dụng, bảo vệ môi trường. Người ta phân loại rác thải sinh hoạt thành các loại sau:
Rác tái chế
Rác tái chế là một nhóm nằm trong rác thải sinh hoạt khi mà bạn có thể tái chế các loại rác này. Mặc dù rác tái chế khó phân hủy nhưng nó vẫn có thể tái sử dụng. Một số loại rác tái chế phải kể đến như:
- Chai nhựa;
- Chai thủy tinh;
- Túi nilon;
- Túi nhựa;
- Hộp giấy…;
Các loại rác tái chế này nếu được phân loại tốt có thể tái chế với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Phục vụ cho đời sống hằng ngày của bạn.
Rác hữu cơ
Rác hữu cơ cũng là một trong những nhóm thuộc rác thải trong sinh hoạt thường ngày. Đây là loại rác có đặc điểm dễ phân hủy như:
Rau, củ quả hỏng;
Thức ăn thừa;
Lá cây;
Bã trà/cà phê…;
Rác hữu cơ là những thực phẩm thừa, không sử dụng nữa… Người ra có thể dùng rác hữu cơ để làm phân hữu cơ trong nông nghiệp hoặc nuôi động vật.
Rác vô cơ
Rác vô cơ cũng là một nhóm thuốc rác thải sinh hoạt. Nhóm này không thể sử dụng và cũng không thể tái chế. Rác vô cơ chỉ có thể chôn/ đốt để tiêu hủy. Các loại rác vô cơ gồm:
Túi ni lông;
Vỏ chai lọ nhựa;
Quần áo bỏ;
Vò sò/hến;
Than…;
Rác vô cơ nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Tác hại của rác thải sinh hoạt
Tác hại của rác, chất thải sinh hoạt phải kể đến như:
- Gây bệnh tật: rác, chất thải sinh hoạt là nơi trú ngụ, phát triển của các loại vi khuẩn, virus… thậm chí là các vi sinh vật, côn trùng gây bệnh như muỗi, chuột, gián… Khí thải từ rác, chất thải sinh hoạt gây ra các bệnh đường hô hấp, da,…
- Ô nhiễm môi trường: rác thải sinh hoạt thải ra nếu không được phân loại có thể gây ô nhiễm, mùi hôi thối vào khu vực sinh hoạt. Thậm chí có thể gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất…
- Đa dạng sinh hoạt bị mất cân bằng do rác thải khiến cây cối, động vật không thể sinh trưởng và phát triển;
- Mỹ quan: rác thải gây mất mỹ quan khu vực;
Chính những tác hại này giúp bạn chủ động khi phân loại rác, chất thải sinh hoạt.
Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt?
Mỗi ngày có rất nhiều rác, chất thải sinh hoạt được thải ra môi trường. Loại rác thải này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Nó được cho là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Với số lượng “khổng lồ” rác thải mỗi ngày khiến cho việc phân loại khó khăn, quá tải cho bãi rác. Chính vì thế, bạn nên chủ động trong phân loại rác thải trong sinh hoạt.
Việc làm này không chỉ bảo vệ bạn mà còn cả cộng đồng khỏi bệnh tật, ô nhiễm môi trường….
Quy trình và cách xử lý rác thải sinh hoạt
Rác, chất thải sinh hoạt được xử lý theo quy trình 4 bước gồm:
- Thu gom;
- Phân loại;
- Vận chuyển đến nơi tập kết;
- Xử lý theo quy chuẩn;
Cách xử lý rác thải sinh hoạt có nhiều cách, tuy nhiên sau đây là những cách phổ biến nhất.
Chôn lấp
Rác, chất thải sinh hoạt được đưa vào hố. Đầm nén để giảm thể tích, sau đó phủ đất lên trên hố lấp. Có thể phun hóa chất lên trên trước khi phủ đất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng.
Chôn lấp trong xử lý rác thải sinh hoạt được cho là có nhiều ưu điểm. Khi nó vừa đơn giản, dễ thực hiện chi phí lại thấp. Phù hợp với những nơi có diện tích đất lớn. Tuy nhiên, bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, thu gom, xử lý nước rỉ rác tốt.
Nếu việc làm này không thực hiện đúng thì nước rỉ ra có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Khí thoát ra ngoài có thể gây ô nhiễm không khí xung quanh môi trường.
Thiêu đốt
Xử lý rác thải trong sinh hoạt bằng đốt trong nhiệt độ 1000 – 1100 độ để rác có thể phân hủy. Cách làm này có ưu điểm là giảm thể tích đất khi phải chôn lấp. Nhưng chi phí để đầu tư thiêu đốt rác, chất thải sinh hoạt lại cao.
Bên cạnh đó, cách đốt rác thải sinh hoạt cũng gây ô nhiễm về không khí nếu sử dụng lâu dài
Trên đây là một số thông tin về rác, chất thải sinh hoạt là gì? Chúng tôi cũng đã phân loại để giúp bạn nắm được các thông tin cụ thể, chi tiết. Nhờ đó sẽ có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường được tốt hơn.