Tìm hiểu rác thải y tế, làm sao để xử lý cho hiệu quả, đúng cách?

Rác thải y tế – một trong những loại rác nguy hiểm cần được phân loại và xử lý đúng cách. Bởi nếu không loại rác thải này có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho bản thân nhân viên y tế, cộng đồng, môi trường…Vì vậy, hầu hết tại các cơ sở y tế đều có các hệ thống xử lý rác thải ngành  y tế. Cũng không thể nói tất cả vì trên thực tế có nhiều cơ sở vẫn chưa có quy trình xử lý rác thải y tế đúng.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về rác thải ngành y tế, cách phân loại, quy trình xử lý thế nào để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe hiệu quả.

Rác thải y tế là gì?

Rác thải ngành y tế (hay còn gọi là chất thải y tế). Đây là thuật ngữ dùng để chỉ loại rác thải ra của ngành y tế trong quá trình khám, chữa bệnh. Theo Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT, loại rác thải này cũng được phân loại thành các nhóm sau:

– Lây nhiễm

Đây là nhóm các chất thải y tế có khả năng lây nhiễm gồm:

  • Các vật sắc nhọn: kim tiêm, lưỡi dao mổ, đinh, cưa, vật khác có dính máu, bệnh phẩm…;
  • Các vật không sắc nhọn: bông băng, gạc, ống dẫn lưu, vỏ lọ thuốc, vacxin…
  • Các vật có nguy cơ lây nhiễm cao gồm: mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng/dính máu hay mẫu bệnh phẩm, chất thải y tế từ buồng cách ly…
  • Các chất thải giải phẫu: mô, bộ phận người…;

phan-loai-rac-thai-y-te

– Không lây nhiễm

Rác thải y tế nguy hiểm nhưng không lây nhiễm gồm:

  • Hóa chất có thành phần, tính chất nguy hại có in trên bao bì;
  • Dược phẩm thải bỏ, có cảnh báo nguy hiểm;
  • Vỏ chai lọ, dịch truyền, hóa chất thuộc nhóm độc tế bào/ cảnh báo từ nhà sản xuất;
  • Thiết bị y tế vỡ/ hỏng có chứa thủy ngây, pin, tráng chì…
  • Dung dịch rửa phim x – quang…;

– Chất thải rắn

Chất thải y tế rắn gồm:

  • Chất thải từ hoạt động của nhân viên/người nhà/bệnh nhân…;
  • Hóa chất thải không có thành phần nguy hiểm;
  • Vỏ chai lọ, dụng cụ đựng hóa chất, dính thuốc, … không có độc;
  • Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm;
  • Chất thải y tế lây nhiễm nhưng đã được xử lý;
  • Bùn thải tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không nguy hiểm…;

– Khí thải

Khí thải cũng là một loại rác thải y tế. Loại rác thải này thường xuất hiện ở các phòng thí nghiệm.

Chất thải lỏng không nguy hiểm

Gồm các dung dịch hóa chất, thuốc,.. không có cảnh báo độc và nguy hiểm;

– Nước thải y tế

Gồm nước thải từ các hoạt động trong cơ sở y tế.

Có thể thấy rằng, chất thải y tế là loại rác thải nguy hiểm. Chúng được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Việc phân loại này nhằm mục đích xử lý có hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Rác thải y tế có nguy hiểm không?

Các bạn cần biết rằng, rác thải y tế là một loại rác thải nguy hiểm. Nó không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta mà còn cả môi trường sống.

Các rác thải y tế có thể bao gồm cả các dịch, mẫu bệnh phẩm, máu… Nếu tiếp xúc có thể bị truyền nhiễm. Hoặc các rác thải này không xử lý tốt có thể gây mùi khó chịu, rỉ ra môi trường.

Trường hợp chất thải y tế nguy hiểm có thể khiến nhiễm phóng xạ, chất độc… Hay chỉ vận chuyển đến bãi rác thông thường có thể gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, đất… Ngoài ra, nó còn gây mất mỹ quan, sợ hãi khi nhìn thấy.

Nếu rác thải y tế không được xử lý đúng cách có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì thế, cần có các biện pháp để thu gom, xử lý rác thải này đúng cách.

phan-loai-rac-thai-y-te1

Xử lý rác thải y tế như thế nào cho hiệu quả, đúng cách?

Bạn cần biết rằng nên xử lý chất thải y tế cần phải đúng quy trình và theo quy định. Theo đó, rác thải trong ngành y tế cần phải được bảo quản và phân loại tốt tại nguồn. Việc này giúp giảm thiểu gánh nặng cho quy trình xử lý sau này.

Quản lý và phân loại rác thải từ y tế không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân nào. Đây là trách nhiệm của mọi người.

Bên cạnh đó, rác thải y tế cần được lên kế hoạch xử lý trong cơ sở y tế. Theo đó, xử lý rác thải từ ngành y tế gồm các bước:

  • Kiểm tra kiến thức và nhận thức của cán bộ y tế về quản lý rác ngành thải y tế;
  • Đánh giá các hạng mục vật tư đang sử dụng;
  • Kiểm tra khối lượng chất thải y tế để có thể kịp thời xử trí khi có phát sinh;
  • Tuân thủ các thủ tục, quy định về rác thải trong y tế
  • Lập bản đồ khu chứa rác, tuyến đường vận chuyển trong cơ sở y tế;

Ngoài ra, trong khi thực hiện xử lý chất thải y tế, cần chú ý một số tình huống có thể xảy ra như:

  • Để rác sai màu quy định khi phân loại;
  • Nhân viên thiếu kiến thức khi phân loại rác;
  • Thu gom và vận chuyển rác không đúng yêu cầu;
  • Tai nạn khi vận chuyển/thu gom rác thải sắc nhọn…;

Một số cách xử lý rác thải y tế như:

  • Đốt;
  • Hấp sấy;
  • Lò vi sóng;
  • Hóa chất;
  • Sinh học;

Trên đây là một số thông tin về rác thải y tế, cách phân loại, xử lý cũng như mức độ nguy hiểm. Khi nắm được các thông tin này, giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc tập trung, phân loại. Đây cũng là một điểm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

Bài viết cùng chuyên mục